Tàu container
Cùng với sự thịnh hành của hình thức vận tải container chuyên tuyến, tàu container cũng ngày càng phát triển cả về năng lực vận chuyển lẫn tính chuyên dụng.
Lịch sử tàu container
Tàu container đầu tiên được hoán cải từ tàu chở dầu T2 sau Thế chiến thứ hai. Ban đầu, hầu hết container được vận chuyển trên các tàu hàng bách hóa. Năm 1951, những tàu container chuyên dụng (purpose-built) đầu tiên bắt đầu hoạt động ở Đan Mạch, và giữa Seatle với Texas, Hoa Kỳ.
Tại Mỹ, tàu chở container đầu tiên tên là Ideal-X (cũng được hoán cải từ một tàu chở dầu T2) do Malcolm McLean sở hữu chở 58 container từ Newark, New Jersey đến Houston, Texas, Hoa Kỳ trong chuyến đầu tiên vào tháng 4 năm 1956.
Sức chở của tàu container thường được thể hiện bằng số TEU có thể xếp lên tàu (một TEU tương đương với số chỗ của một container tiêu chuẩn có chiêu dài 20’, rộng 8’, và cao 8’6”. Xem thêm kích thước container). Sức chở của các tàu container có thể dao động từ vài trăm TEU đối với tàu feeder đến trên 10.000TEU đối với các tàu mẹ.
Người ta thường chia các thế hệ tàu container tùy theo sức chở của chúng. Ðến nay tàu container có thể được chia thành 6 thế hệ phát triển nhu bảng dưới dây.
Thế hệ tàu
|
Sức chở (TEU)
|
Giai đoạn
|
Thứ nhất |
Tới 1000
|
Trước 1970
|
Thứ hai |
Tới 2000
|
1970 – 1980
|
Thứ ba |
Tới 3000
|
1980 - 1985
|
Thứ tư |
Trên 3000
|
1985 - 1995
|
Thứ năm |
Trên 6000
|
1995 – 2005
|
Thứ sáu |
Trên 8000
|
Sau 2005
|
Việc phân chia thành các thế hệ nhu vậy chỉ có tính tương đối, và thường có ý nghĩa đánh giá sự phát triển của công nghệ và sản phẩm tàu container theo chiều dài phát triển.
Hiện có thể nói, các tàu container mới nhất thuộc thế hệ thứ sáu (trên 8000 TEU). Tuy nhiên, nếu xét theo góc độ năng lực vận tải, các tàu container hiện đang sử dụng có sức chở từ vài trăm TEU trở lên. Ðiều này có nghia là hiện vẫn tồn tại nhu cầu sử dụng nhiều thế hệ tàu container trong cùng một thời điểm, hay nói cách khác sự phân chia như trên chủ yếu nêu nên sự khác biệt về sức chở của con tàu mà thôi.
Phân loại tàu container
1) Theo thế hệ phát triển: 6 thế hệ (như trên)
2) Theo phương thức xếp dỡ container: LOLO, RORO, …
3) Theo kích thước tàu: Panamax, Post-Panamax, Suezmax, Post-Suezmax, Post Malacamax
4) Theo mức độ chuyên dụng: tàu bách hóa, tàu semi-container, tàu container chuyên dụng
5) Theo phạm vi hoạt động: tàu feeder, tàu mẹ
Đội tàu container thế giới
Đội tàu container chuyên dụng trên thế giới đến đầu năm 2009 có khoảng 4.670 tàu (sức chở 12,2 triệu TEU). Dự kiến sẽ đạt 13,7 triệu TEU cuối năm 2009. Chi tiết về số lượng tàu theo các cỡ như ở bảng dưới.
Cỡ tàu (TEU)
|
Số lượng (tàu)
|
Tổng sức chở (TEU)
|
0-499
|
384
|
124.000
|
500-999
|
823
|
610.000
|
1.000-1.999
|
1.261
|
1.780.000
|
2.000-2.999
|
725
|
1.839.000
|
3.000-3.999
|
332
|
1.142.000
|
4.000-4.999
|
451
|
1.978.000
|
5.000-5.999
|
286
|
1.575.000
|
6.000-6.999
|
172
|
1.119.000
|
7.000-7.999
|
29
|
213.000
|
> 8.000
|
198
|
1.757.000
|
Đội tàu container Việt Nam
Trong khi vận tải chợ và đội tàu container thế giới phát triển mạnh, đội tàu container Việt Nam có số lượng cũng như sức chở rất khiêm tốn: với tổng số 33 tàu, tổng sức chở 20600 TEU, toàn bộ là các tàu feeder dưới 2.000 TEU.
Hãy thử một phép so sánh để thấy rõ sự chênh lệch. Chẳng hạn, theo số liệu của AXS-Alphaliner, chỉ riêng số tàu mà hãng OOCL sở hữu đã có tổng sức chở khoảng 204.000 TEU, tức là gấp 10 lần tổng sức chở của toàn bộ đội tàu container Việt Nam (gồm trên 10 hãng tàu).
Tàu container lớn nhất thế giới
Kích thước và sức chở của tàu container liên tục tăng, và vì vậy danh hiệu con tàu lớn nhất cũng thay đổi theo thời gian. Dưới đây là những tàu đã nằm trong danh sách những tàu container lớn nhất thế giới.
Năm
|
Tàu
|
Sức chở (TEU)
|
1980
|
Neptune Garnet |
2.838
|
1981
|
Frankfurt Express |
3.400
|
1984
|
American New York |
4.600
|
1996
|
Regina Maersk |
6.400
|
1997
|
Sovereign Maersk |
8.680
|
2002
|
Clementine Maersk |
8.890
|
2003
|
Axel Maersk |
9.300
|
2006
|
Emma Maersk |
14.500
|
Đến tháng 1/2009, tàu container MSC Daniela với sức chở danh nghĩa (norminal capacity) được công bố là 13,800TEU được cho là một trong những con tàu container lớn nhất thế giới, thậm chí theo một số người, lớn hơn sức chở chính thức của những tàu container E-class của Mearsk Lines (11.000 TEU).
Tuy vậy, vấn đề xác định sức chở danh nghĩa của những con tàu siêu lớn này cũng là một điểm gây tranh luận. Người ta cho rằng sức chở của những tàu E-Class của Maersk Lines thực tế lớn hơn nhiều, có thể tới 13,600TEU (theo CI), thậm chí tới 15,212TEU (theo AXS Alphaliner).
Sự khác nhau này là do việc xác định sức chở sao cho không ảnh hưởng tới tầm nhìn từ buồng lái. Tàu MSC Daniela có buồng lái đặt gần phía trước hơn, nên ít bị ảnh hưởng tầm nhìn hơn, và do đó, sức chở cũng sẽ tăng lên. Thông số hai tàu lớn nhất hiện nay: MSC Daniela và Emma Mearsk trong bảng dưới.
Tên tàu | EMMA MAERSK | MSC DANIELA |
Quốc tịch | Đan Mạch | Panama |
Chủ tàu | Maersk Line | MSC |
Năm đóng | 2006 | 2008 |
Nơi đóng | Odense Steel, Đan Mạch | Samsung, Hàn Quốc |
Máy | WAR | B&W |
Công suất | 80.080 KW | 72.240 KW |
Tốc độ max | 24,5 kn | 25,2 KN |
Chiều dài toàn bộ | 397,7 m | 366,1 m |
Chiều rộng | 56,4 m | 51,0 m |
Mớn nước | 15,5 m | 15,0 m |
Sức chở | 14.500 TEU | 14.000 TEU |
Sức chở (homo 14T) | 11.000 TEU | 10.500 TEU |
Ref. Plug | 1.300 | 1.000 |
DWT | 152.800 | 156.301 |
GT | 170.794 | 151.559 |
Cẩu | Không | Không |
Nhìn từ số liệu trong bảng trên, nếu xét về trọng tải, tàu MSC (156.301 DWT) lớn hơn tàu Emma Maersk (152.800 DWT). Tuy nhiên, về kích thước, tàu Emma rõ ràng lớn hơn. Về sức chở, số liệu công bố không thống nhất và gây tranh luận. Dù thế nào, đây cũng là những con tàu container lớn nhất hiện nay.
Tuy vậy, hãng tàu Maersk cũng đã đặt đóng thế hệ tàu container mới với sức chở tới 18.000 TEU. Sê ri tàu này có tên là Triple-E, và con tàu đầu tiên dự kiến sẽ bàn giao vào cuối tháng 6/2013.
Trong khi đó, vào tháng 4 năm 2013, hãng tàu China Shipping (CSCL) cũng đặt hàng đóng 5 tàu cỡ 18.000 TEU tại xưởng đóng tàu Hyundai.
Và với những tàu siêu lớn này đánh dấu bước phát triển mới của công nghệ đóng tàu container cũng như ngành đóng tàu nói chung của thế giới.